Dự báo ngành thực phẩm Việt Nam năm 2021

Dự báo ngành thực phẩm Việt Nam năm 2021 gồm các nội dung sau:

1. Tổng quan về ngành thực phẩm

Chi tiêu cho thực phẩm sẽ giảm khi người tiêu dùng tập trung nhiều vào mặt hàng hàng tiêu dùng thiết yếu (được quan tâm nhiều trong mùa dịch Covid-19).

Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ vẫn mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi nhân khẩu học tốt và thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng.

-  Thủy sản là mặt hàng chủ lực với khả năng tăng trưởng tốt.

-  Thịt lợn và thịt gia cầm tiếp tục chiếm ưu thế trong chi tiêu trung hạn.

-  Thực phẩm lành mạnh được ưu tiên chọn lựa hơn là tiêu dùng bánh kẹo.

2. Cập nhật mới nhất

Dự báo tăng trưởng chi tiêu cho thực phẩm ở Việt Nam sẽ giảm 7,8% năm 2021 so với ước tính 12,6% năm 2020.

Trong trung hạn (2021-2024), dự báo chi tiêu cho thực phẩm sẽ tăng trung bình hàng năm 10,1%.

-  Mặt hàng chủ lực (gạo, bánh mì và ngũ cốc), thịt lợn và thịt gia cầm vẫn tiếp tục chi phối chi tiêu cho thực phẩm.

-  Cá và các sản phẩm từ cá được kỳ vọng sẽ tốt hơn, đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 10,5%.

-  Trái cây tươi và rau quả cũng như các sản phẩm từ sữa ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

-  Chi tiêu cho đường và các sản phẩm từ đường sẽ tiếp tục chậm lại, với dự báo tăng trưởng 4,7% vào năm 2020. Tăng nhẹ vào năm 2021, mặc dù đã dự đoán chi tiêu trong phân khúc này sẽ tăng trung bình 6,2% mỗi năm.

3. Xu hướng cấu trúc

Triển vọng phục hồi năm 2021

Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá cả (do thất nghiệp tăng) thể hiện rõ qua việc chi tiêu cao hơn tại cửa hàng bán lẻ thực phẩm giảm giá và chuyển sang các nhãn hiệu riêng.

Đánh giá tác động của Covid-19 năm 2020

-  Thực phẩm và đồ uống không cồn vượt trội so với các lĩnh vực khác trong năm 2020: tăng dự trữ, tăng nấu ăn tại nhà…

-  Điều chỉnh tăng đối với dự báo chi tiêu cho thực phẩm năm 2020 là 12,6% so với năm ngoái, từ mức dự báo trước Covid-19 là 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đến, dự báo trung hạn (2020-2024) đã thay đổi thành 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xu hướng trung hạn

-  Việt Nam sẽ vẫn là một trong những quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất trong khu vực trong giai đoạn dự báo đến năm 2024.

-  Thực phẩm chiếm một phần lớn và ngày càng tăng trong sản lượng sản xuất của cả nước, dự báo tổng doanh thu bán thực phẩm sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,0% so với dự báo trung hạn (thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng và các điều kiện kinh tế vĩ mô nhìn chung thuận lợi với lạm phát giảm).

-  Bán lẻ tạp hóa hàng loạt (mass grocery retail: MGR) vẫn chưa phát triển và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp thực phẩm cho đến năm 2024.

-  Bánh mì, gạo và ngũ cốc chiếm gần 37,0% tổng doanh số bán hàng lương thực của cả nước.

-  Sản phẩm sữa sẽ tăng trưởng nhanh chóng, bình quân 10,5% mỗi năm trong trung hạn.

-  Chi tiêu cho thực phẩm tăng nhanh nhất được dự đoán là cá và các sản phẩm từ cá, sẽ tăng trung bình 10,6% một năm

Bánh kẹo

-  Đường và các sản phẩm từ đường sẽ có mức tăng trưởng bình quân khiêm tốn 6,2% mỗi năm.

-  Nhận thức về sức khỏe thúc đẩy sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng đối với các sản phẩm bánh kẹo chức năng và tốt cho sức khỏe, việc tận dụng xu hướng ngày càng tăng sẽ rất quan trọng. Tan Tan Food & Foodstuff và Vina Mit đã và đang mở rộng dịch vụ của mình trong lĩnh vực này.

Pasta (mì ống)

-  Thị trường mì ống Việt Nam còn kém phát triển, mặc dù sản phẩm này đã trở nên phổ biến hơn với xu hướng ngày càng được Tây hóa lối sống, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Khoảng một nửa thị trường bán lẻ do Barilla thống trị, với các nhà nhập khẩu: Italpasta và Pasta Zara. Phân khúc sản phẩm mì ống sẽ tăng trưởng trung bình 12,4% một năm dự báo đến năm 2024.

-  Thị trường mì ăn liền đã được hình thành rõ ràng, với thị trường được cung cấp bởi các công ty trông nước (Masan Consumer và Công ty cổ phần Acecook Việt Nam) một số sản phẩm nhập khẩu. Mì ăn liền được kỳ vọng sẽ vẫn rất phổ biến do giá cả phải chăng, tính linh hoạt như một nguyên liệu nấu ăn, tính sẵn có và tiện lợi.

Sản phẩm bơ sữa

Ngành sữa Việt Nam đã có sự tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ trong những năm gần đây, và sẽ tiếp tục như vậy với doanh thu từ sữa dự kiến sẽ tăng trung bình 10,1% hàng năm. Lý do giải thích cho sự tăng trưởng này là do sự gia tăng đô thị hóa, tăng thu nhập dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của người tiêu dùng.

Một số công ty bơ sữa lớn ở Việt Nam:

1. Vinamilk: công ty chủ chốt trong ngành và đặt mục tiêu trở thành một trong 50 các hãng sữa lớn nhất thế giới.

2. Dutch Lady

3. Hanoimilk

4. Vietnam Nutrition Food

Nguồn: Fitch Solutions