Cáu căn lò hơi là gì?

Cáu cặn lò hơi là cặn gây ra khi một hợp chất kết tủa trong nước do hàm lượng đã vượt quá khả năng bị nước hòa tan. Cáu cặn là kết tủa của các ion canxi và magie kết hợp với hidrocacbonat, sau một thời gian sẽ hình thành các lớp cặn cứng.Sự kết tinh của chúng đòi hỏi phải có 4 yếu tố cùng lúc là : sự quá bão hòa ( vượt quá khả năng hòa tan của hợp chất có trong nước ), sự cấu tạo hạt nhân ( sự hình thành các phần tử cáu cặn dạng hạt nhỏ ), thời gian tiếp xúc thích hợp ( để các tinh thể phát triển ), và sự hình thành cáu cặn ( khi hàm lượng cặn bẩn vượt quá mức độ hòa tan của nước ) .

Tuy nhiên cũng có một số yếu tố khác cũng gây anh hưởng không nhỏ tới sự hình thành cặn.

Những yếu tố tác động tới sự hình thành cáu cặn trong hệ thống như là :

Độ Ph, sự ăn mòn, sự tắc nghẽn, nhiệt độ tăng, các yếu tố thủy động lực học, hoạt động của vi sinh vật, tổng chất rắn hòa tan…….

 Ngoài ra trong nước còn chứa rất nhiều khí hòa tan như Oxy và CO2 , gây oxít hóa kim loại, vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa làm hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn.

Phân loại cáu cặn :

Về các loại cáu cặn trong hệ thống thì CaCO3 là loại phổ biến nhất.

Ngoài ra còn có cáu cặn sunfat, photphat và silica

cũng như các loại muốn canxi, kim loại, mangan, magie và kẽm cũng được phát hiện có trong thành phần kết lắng trong nước.

+ Như chúng ta đã biết, trong nước luôn chứa các ion Ca2+, Mg2+, CO32-, HCO3- …Các ion Ca2+,Mg2+ quyết định độ cứng của nước và có đặt tính là độ tan giảm khi nhiệt độ tăng.

Trong quá trình làm việc với nước cáu cặn sinh ra và bám trên bề mặt thiết bị như :                                                                                     

  • CaCO3 không tan
  • MgCO3 không tan
  • CaCO3 không tan + CO2 + H2O
  • MgCO3 không tan + CO2 + H2O….

Hệ lụy của việc không xử lý cáu cặn:

Cáu cặn khác với bùn bởi chúng có mức độ dày đặc cao hơn. Là kết tủa các chất vô cơ bám dính và có khả năng liên kết rất chặt chẽ với những bề mặt chúng bám.

Tình trạng cáu cặn tích tụ quá nhiều trong hệ thống sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi nhiệt và dễ hình thành tắc nghẽn trong hệ thống, làm hư hỏng, trục trặc, tăng chi phí bảo trì và sửa chữa….

Làm mất tác dụng giải nhiệt của thiết bị trao đổi nhiệt, giảm công xuất giải nhiệt.

Tăng lượng nước sử dụng,tăng chi phí vận hành và bảo trì, tổn thất năng lượng.

Tốn chi phí thay thế phụ tùng,giảm tuổi thọ của hệ thống và ngừng máy đột xuất do hỏng hóc

  • Gây ra một số rủi ro trong quá trình vận hành như cháy nổ thiết bị
  • Làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, công suất, năng suất của thiết bị.
  • Hao tốn nhiên liệu, năng lượng, gây hại về kinh tế.
  • Gây tắc, thủng đường ống.
  • Rủi ro này gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất và thiệt hại cho doanh nghiệp…..
Share: